Đôi rồng 35 mét trên mặt nước hồ Tây
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ

Tết Nhâm Thìn, đôi rồng thời Lý bằng gốm sứ dài 35 m, cao hơn 8 m do các nghệ nhân Bát Tràng chế tác sẽ bồng bềnh trên mặt nước hồ Tây.




Ngày 3/1, đôi rồng gốm sứ thời Lý đạt kỷ lục Guinness Việt Nam đặt tại Công viên Bách Thảo (Hà Nội) từ dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội bắt đầu được dời đến đặt tại hồ Tây - khu vực đường Nguyễn Hoàng Tôn kéo dài với đường dạo ven hồ.



Đôi rồng gốm dài 35 mét, được làm từ 6.000 chiếc đĩa và hơn 4.000 chiếc cốc có nước men đặc biệt.



Để di dời đôi rồng nặng 60 tấn, người ta phải huy động nhiều máy cẩu và 2 xe container.



Và đôi rồng khổng lồ này được cắt thành nhiều đoạn để dễ di chuyển.



Thân rồng mô phỏng theo mẫu thời Lý vẫn giữ được nguyên vẹn sau khi đến địa điểm mới.



Nhóm công nhân tất bật làm việc dưới tiết trời dưới 10 độ C...



...để kịp hoàn thành trước ngày 16/1 (tức 23/12 âm lịch).



Họa sĩ Nguyễn Văn Bình, người thực hiện đôi rồng chia sẻ: "Việc di chuyển về đây sẽ giúp người dân có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đôi rồng".



Tác phẩm này có mức đầu tư gần 2,6 tỷ đồng, mình rồng dài 15 m (tính đường uốn khúc là 35 m), cao 8,2 m (cả bệ).



Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, đôi rồng được lắp đặt tại hồ Tây mang nhiều ý nghĩa lịch sử và tâm linh. Vị trí đặt rồng đối xứng với phủ Tây Hồ và trục Hồ Tây - Ba Vì, Hồ Tây - Cổ Loa, tạo sự gắn kết chặt chẽ với các địa danh văn hóa.

vnexpress.net
Cập nhật: 23/08/2012
Lượt xem: 3632
Lên trên