Đến làng gốm Bát Tràng cổ kính (Gia Lâm, Hà Nội), du khách dễ dàng nhận thấy những người tỉ mẩn làm ra sản phẩm chủ yếu là phụ nữ. Họ có thể đảm nhận tất cả các khâu, cho ra đời một sản phẩm gốm hoàn chỉnh.
Chị Nguyễn Kim Anh trong công đoạn tiệm sản phẩm. Để làm ra đồ gốm người thợ phải trải qua rất nhiều công đoạn, xử lí và pha chế đất, tạo dáng, tạo hoa văn, phủ men và cuối cùng là nung sản phẩm.
Tráng men cho sản phẩm chậu trồng cây. Kinh nghiêm truyền đời của làng gốm Bát Tràng là “nhất xương, nhì da, thứ ba dạc lò".
Thợ vẽ gốm cần phải có tay nghề cao, hoa văn, họa tiết phải hài hòa với dáng gốm.
Cách trang trí họa tiết đã nâng nghề gốm lên mức nghệ thuật, mỗi cái là một tác phẩm. Ở Bát Tràng hiện còn rất nhiều cô gái trẻ như Trần Thị Loan vẫn tâm huyết với nghề.
Thợ gốm Bát Tràng cũng đã dùng rất nhiều hình thức trang trí khác nhau, có hiệu quả nghệ thuật như đánh chỉ, bôi men chảy màu, vẽ men màu… Công việc của các chị đòi hỏi sự tỉ mẩn và kiên trì.
Trong ảnh một nghệ nhân đang kìm men - một trong những công đoạn đòi hỏi phải khéo léo và tập trung cao độ.
Chị Lý với công đoạn tiệm sản phẩm.
Lau sản phẩm gốm với nước cho mịn.
Đây là những công đoạn cuối cùng để sản phẩm gốm xuất ra thị trường.