Cách bài trí hình tượng Rồng – linh vật của năm Nhâm Thìn
Quay lại Bản in Yahoo
Cỡ chữ

Trong phong thuỷ, biểu tượng Rồng mang ý nghĩa của sự thịnh vượng, trừ tà nên người Việt thường rất thích bày trong nhà những vật dụng trang trí hình rồng và coi đó như là một cách làm tăng thêm may mắn cho gia đình.

Từ xưa đến nay, Rồng là linh vật thần thoại, tượng trưng cho Thiên mệnh cao cả và tối thượng như Vua. Còn trong phong thủy, "long khí” là sinh lực của vũ trụ, nó ẩn hiện trong lòng đất vận chuyển thành “long mạch” mà từ xưa các đại sư phong thủy đã dày công tìm kiếm.

1. Chọn hình tượng rồng

Những hình tượng rồng được biết đến hay chọn để trưng bày nhằm mục đích trấn yểm theo phong thủy là những tranh vẽ, tranh phù điêu đồng, tượng hình khối…tuy nhiên theo Phong thủy tranh phù điêu đồng hay tượng hình rồng bằng đồng thường là những vật khí phong thủy mang lại hiệu ứng mạnh mẽ nhất.

Hình tượng của rồng phải thể hiện được nét hiền hòa uyển chuyển, nếu là hình tượng mạnh mẽ thì không lộ nét hung hiểm, dữ ác mà ngược lại phải khí thế nhưng oai nghiêm. Không chọn hình tượng 3 rồng mà chỉ nên chọn hình tượng một rồng với trái châu ngậm trong miệng; nếu là 2 rồng thì phải có trái châu ở giữa 2 rồng, gọi là lưỡng long tranh châu. Màu sắc rồng nên chọn là màu vàng, vì chi Thìn – rồng trong 12 địa chi thuộc hành thổ, màu vàng.
 


Nên kết hợp trang trí rồng với nước, rồng sinh ra từ nước, khi gặp nước sẽ rất dũng mãnh. Nếu đặt rồng ở chỗ khô hạn sẽ khiến nó mất hết uy phong. Vì thế, nếu trong nhà bày vật trang trí hình rồng, nên đặt tại chỗ có nước. Nếu có thể nên đặt hình rồng phía trên bể cá, hoặc bên phải hay bên trái bể cá, như thế sẽ rất thích hợp, làm tăng thêm vượng khí.

2. Vị trí đặt hình tượng rồng trong nhà

Theo quan niệm xưa, nên đặt tranh phù điêu rồng hay tượng rồng ở bên trái, bên phải của đại sảnh hay phòng khách hay phòng làm việc của gia chủ. Bởi khi bố trí hình tượng rồng như vậy là cách thể hiện quyền uy của người đứng đầu và là điềm tốt lành trong các mối quan hệ ngoại giao, thuận lợi cho việc tương kiến những quý nhân giúp đỡ hay hợp tác, tránh tai tiếng thi phi.
 



3. Hướng thích hợp theo phong thuỷ

Rồng thích hợp đặt ở nơi hướng về sông hoặc biển: Nếu nhà quay về hướng biển hay sông hồ là rất tốt, tăng thêm vượng khí bằng cách dùng một đôi rồng đá màu đen hoặc nâu, đặt trên bệ cửa sổ hay ban công, gáy hướng về phía biển hay sông, như thể một đôi rồng vừa bay lên khỏi mặt biển, về mặt phong thủy có thể mang lại sự thịnh vượng. Nhưng cần chú ý đến phía trước không được có nước bẩn hay cống ngầm, vì như thế sẽ khiến đôi rồng bị bẩn.

Rồng thích hợp đặt ở hướng Bắc: nếu trong và ngoài nhà đều không có nước, cách khắc phụ là đặt những vật trang trí ở phía bắc. Nguyên nhân chủ yếu là do phía bắc là nới có “ nhiều nước”, vì thế rất thích hợp với loài thích nước như rồng.
 


4. Những điều kiêng kỵ

Theo quan niệm học thuyết Âm dương ngũ hành, việc đặt hình tượng rồng sau lưng người ngồi là một điều kiêng kị, bởi nếu đặt hình tượng rồng ở vị trí này sẽ tạo hiệu ứng cho vương quyền hay quyền lực bị lấn áp hay khống chế. Điều này không tốt cho việc sử dụng lợi ích phong thủy.

Cũng không bao giờ để hình tượng rồng nhìn đối diện người ngồi, tức rồng chầu ngược vào chính diện của người chủ hay người lãnh đạo. Vị thế này đều gây bất lợi cho người phải ngồi đối diện với hình tượng ấy.

Rồng không thích hợp đặt hướng về phòng ngủ vì như vậy không chỉ khiến trẻ nhỏ hoảng sợ, mà về phong thủy học còn có phần hạn chế.

Cập nhật: 23/08/2012
Lượt xem: 8516
Lên trên